Giun đất là một loại động vật ruột khoang sinh sống ở dưới đất ẩm xốp, mát. Giun đất cũng có lợi ích rất lớn với đất trồng. Vậy bạn đã biết thức ăn của giun đất là gì chưa? Hay đặc điểm của giun đất là gì? Cùng www.winefoodbeer.com tìm hiểu ở bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
I. Đặc điểm sinh học của giun đất
Giun đất hay trùn đất là tên thông thường của các thành viên lớn nhất của phân lớp Oligochaeta trong ngành Annelida. Chung có cấu trúc cơ thể ống trong ống, được phân đoạn bên ngoài với phân đoạn bên trong tương ứng và có các lông cứng trên tất cả phân đoạn.
Trung bình chúng có độ dài khoảng 10 – 34cm, rộng từ 5 – 15mm, thân có màu nâu hồng hoặc nâu đen.
Hai bên thân và mặt bụng của giun đất có 4 đốt lông ngắn và cứng, thân có nhiều đốt, có thể co giãn được nhằm giúp giun đất dễ chui rúc trong đất.
Bề mặt da mềm, ẩm ướt và có chức năng hô hấp.
Chúng có khả năng phục hồi lại toàn bộ cơ thể đã mất nếu như phần đầu còn nguyên vẹn. Nhưng thực chất chúng không có khả năng tự phục hồi lại các cá thể mới khi bị chia nhỏ thành nhiều đoạn.
Đặc điểm sinh sản của giun đất
Giun là loài lưỡng tính. Trên mỗi con giun đều chứa cả bộ phận sinh dục đực (tinh hoàn) và bộ phận sinh dục cái (buồng trứng). Khi sinh sản chúng ghép đôi bằng cách chập đầu vào nhau và trao đổi tinh dịch.
Sau khi hai cơ thể ghép đôi tách nhau được 2,3 ngày, thành đai sinh dục bong ra , tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi.
Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt hai đầu lại thành kén. Trong kén, sau vài tuần, trứng nở thành giun non sau vài tuần.
II. Thức ăn của giun đất là gì?
Vậy giun đất sống trong đất thì thức ăn của giun đất là gì?
Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học thì thức ăn của giun đất là vụn thực vật và mùn đất. Chúng tiêu hóa trong hệ tiêu hóa, thức ăn được hấp thụ qua thành ruột vào máu,
Quá trình tiêu hóa được diễn ra theo thứ tự:
Thức ăn → miệng → hầu → diều (chứa thức ăn) → dạ dày (nghiền nhỏ thức ăn) → ruột → hậu môn.
Chúng trao đổi khí hay hô hấp qua da và việc này thường giải thích cho vấn đề tại sao mưa nhiều giun đất thường chui lên mặt đất vì nước ngập cơ thể sẽ làm chúng ngạt thở.
III. Vai trò của giun đất trong nông nghiệp
Giun đất có vai trò rất lớn đến với nông nghiệp và canh tác, có thể kể đến một số vai trò điển hình như:
-
Giun đất giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng năng suất cây trồng: Phân giun và xác giun kết hợp với hạt đất có khả năng tái tạo keo đất, ổn định nước, lưu giữ độ ẩm và tái tạo lớp đất mặn. Trong điều kiện thuận lợi chúng mang đến khoảng 50 tấn phân/ ha.
-
Giun đất bổ sung nguồn dinh dưỡng cho đất: Thức ăn của giun đất là các mảnh vụn hữu cơ mục nát như xác bã thực vật. Hệ tiêu hóa của chúng tập trung các thành phần hữu cơ và chất khoáng từ thực phẩm. Vậy nên chất thải của chúng rất giàu dinh dưỡng với cây trồng.
-
Giun đất giúp cải thiện hệ thống thoát nước, thoáng khí: Trong quá trình di chuyển và đào hang sống trong đất, chúng tạo thành các đường mòn, khe hở trong đất. Nhờ đó, nước, không khí và chất dinh dưỡng được lưu thông, phân tán đều trong đất.
-
Giun đất giúp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh: Theo các nhà nghiên cứu, giun đất còn giúp tiêu diệt các vi sinh có hại gây bệnh cây trồng hiệu quả. Khi chúng ăn lá cây sẽ tiêu hóa luôn những nấm mốc, khuẩn hại trên lá.
IV. Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin về thức ăn của giun đất là gì được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!